Image
WORLD FOOD SAFETY DAY 2024: AN INCREASED NEED FOR PROTECTION AND TRANSPARENCY

NGÀY AN TOÀN THỰC PHẨM THẾ GIỚI 2024: TĂNG CƯỜNG NHẬN THỨC VÀ NHU CẦU AN TOÀN SỨC KHỎE VÀ THỰC PHẨM MINH BẠCH

Jun. 14 2024

Hưởng ứng ngày An toàn Thực phẩm Thế giới 2024, Bà Laure-Anne Mathieu, Giám đốc Kiểm định Thực phẩm Toàn cầu của Bureau Veritas đã đưa ra nhận định tổng quan về ảnh hưởng của vấn đề an toàn thực phẩm tới đời sống con người và kinh tế – nhấn mạnh sự cần thiết của các tiêu chuẩn và quy trình nghiêm ngặt trong ngành để đảm bảo chất lượng thực phẩm.

Hàng năm, 1/10 dân số thế giới (khoảng 600 triệu người) gặp các vấn đề về sức khỏe do vấn đề an toàn thực phẩm. Đây cũng là nguyên nhân gây ra khoảng 420,000 ca tử vong mỗi năm. [1]. An toàn thực phẩm gây ra áp lực kinh tế  lớn, đặc biệt đối với các nước có thu nhập trung bình và thấp: theo Ngân hàng Thế giới, các bệnh liên quan đến thực phẩm khiến các quốc gia này thiệt hại tới 110 tỷ USD mỗi năm [2]. Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA), trực thuộc Liên minh Châu Âu, báo cáo hàng nghìn trường hợp gặp vấn đề sức khỏe do thực phẩm mỗi năm[3]. Theo Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC), con số này vẫn đang có dấu hiệu gia tăng [4].

Trong bối cảnh đó, Ngày An toàn thực phẩm thế giới (World Food Safety Day) đã được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào tháng 12/2018[5] và ấn định vào ngày 7/6 hàng năm[6] nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người dân trên toàn cầu về hơn 200[7] bệnh do thực phẩm và các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa chúng. Bằng cách tăng cường nhận thức và sự hợp tác giữa các quốc gia, nhà sản xuất và người tiêu dùng, Ngày An toàn Thực phẩm Thế giới đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh do thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tăng cơ hội tiếp cận thực phẩm an toàn của người dân - đồng thời góp phần vào việc phát triển kinh tế bằng cách thúc đẩy niềm tin vào ngành công nghiệp thực phẩm –tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại toàn cầu.

ĐẢM BẢO SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG VÀ NHỮNG LỢI ÍCH KHÁC

Thiếu an toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và cộng đồng mà còn dẫn tới nhiều thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.

Đối với các doanh nghiệp, việc thu hồi thực phẩm dẫn đễn thiệt hại cả về kinh tế và thương hiệu, làm giảm niềm tin của người tiêu dùng. Bà Laure-Anne Mathieu cho biết: “Tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng thực phẩm đóng vai trò then chốt trong việc tạo dựng niềm tin khách hàng. Bằng cách chủ động thực hiện các quy trình an toàn nghiêm ngặt cũng như cung cấp thông tin rõ ràng về nguồn gốc và cách xử lý thực phẩm, các doanh nghiệp có thể xây dựng niềm tin của người tiêu dùng”.

Những đổi mới ngày nay trong ngành nông nghiệp thực phẩm cũng đòi hỏi sự thay đổi trong đánh giá rủi ro và kiểm soát phòng ngừa. Bà Laure-Anne Mathieu giải thích: “Các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm phải luôn được cập nhật và phát triển song song với ngành nông nghiệp thực phẩm. Những phát minh mới, chẳng hạn như những sản phẩm thay thế thịt và các sản phẩm chay/thuần chay, phương pháp sản xuất và quản lý mới, hình thức đóng gói mới hay thậm chí cả loại thuốc trừ sâu mới để sử dụng trong nông nghiệp, đều có thể tác động đáng kể đến quá trình chuyển đổi sản phẩm. Những yếu tố này cần được giám sát bằng các tiêu chuẩn và quy trình chứng nhận phù hợp để đảm bảo an toàn tối đa cho người dùng.”

TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ TĂNG CƯỜNG AN TOÀN THỰC PHẨM

Một số tiêu chuẩn đã được áp dụng trên toàn cầu để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo các tiêu chuẩn chính xác trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm. Điển hình nhất là Sáng kiến ​​An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI) được thông qua vào năm 2000[8]. Mặc dù GFSI không cung cấp chứng nhận, nhưng các yêu cầu của chuẩn này được đánh giá là tiêu chuẩn cao nhất về an toàn thực phẩm[9].

Tại EU, nền tảng của quy định an toàn thực phẩm là Quy định chung về Luật Thực phẩm (EC 178/2002)[10] – bao gồm các nguyên tắc cơ bản của luật thực phẩm ở EU. Nó thiết lập các điều khoản chính như phân tích rủi ro, đảm bảo rằng các quyết định được đưa ra dựa trên đánh giá rủi ro khoa học và truy xuất nguồn gốc, yêu cầu các sản phẩm thực phẩm có thể được theo dõi qua tất cả các giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối.

Các tiêu chuẩn riêng cũng được áp dụng - như FSSC 22000 với phiên bản mới nhất chính thức có hiệu lực từ tháng 4 năm 2024, bổ sung một số yêu cầu đáp ứng luật pháp và kỳ vọng ngày càng cao của người tiêu dùng. Bà Laure-Anne Mathieu cho biết: “Phiên bản mới này chú trọng nhiều hơn vào việc xây dựng văn hóa an toàn thực phẩm. Việc dán nhãn, bảo vệ thực phẩm và giảm thiểu thực phẩm giả cũng đã được tăng cường. Các quy trình quản lý chất gây dị ứng và giám sát môi trường đã được củng cố - chẳng hạn như các quy trình giải quyết chất thải thực phẩm. Về mặt kiểm soát chất lượng, FSSC 22000 yêu cầu các tổ chức duy trì hoạt động quản lý và ghi chép ở mọi giai đoạn của quy trình sản xuất.”

Những cập nhật và phát triển này xây dựng một hệ thống mạnh mẽ nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nâng cao niềm tin của người tiêu dùng và bảo vệ người dân khỏi các rủi ro từ thực phẩm.

NHỮNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI

Bà Laure-Anne Mathieu nhấn mạnh, để các tổ chức duy trì các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và đảm bảo tuân thủ các quy định, “Việc Kiểm nghiệm và Giám định thường xuyên là bước thiết yếu để duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – và tốt nhất nên do bên thứ ba độc lập và đáng tin cậy thực hiện”. Chúng giúp xác định các mối nguy tiềm ẩn và ngăn ngừa ô nhiễm trong suốt quá trình sản xuất.

Các dịch vụ chứng nhận, chẳng hạn như ISO 22000, BRC và IFS, giúp doanh nghiệp đat được các tiêu chuẩn được công nhận về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Đạt được chứng nhận không chỉ thể hiện sự tuân thủ các yêu cầu quy định của doanh nghiệp mà còn tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và củng cố niềm tin của người tiêu dùng vào chất lượng của sản phẩm”.

Đồng thời, những tiến bộ công nghệ đang làm thay đổi bối cảnh kiểm nghiệm và giám định an toàn thực phẩm. Các phương pháp kiểm nghiệm nhanh cho phép phát hiện nhanh hơn các chất gây ô nhiễm, và công nghệ chuỗi - khối tạo điều kiện truy xuất nguồn gốc minh bạch của các thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

“Trong tương lai, trí tuệ nhân tạo có thể cách mạng hóa các phương pháp kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, cung cấp khả năng phân tích và dự đoán nâng cao để xác định các rủi ro tiềm ẩn và hợp lý hóa các quy trình kiểm tra. Việc nắm bắt những đổi mới công nghệ này hứa hẹn sẽ tăng cường hơn nữa tính bền vững và đảm bảo an toàn thực phẩm, từ đó bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy sự cải tiến liên tục trong ngành thực phẩm.” Bà Laure-Anne Mathieu chia sẻ

BUREAU VERITAS: HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TỐI ƯU AN TOÀN THỰC PHẨM

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng phức tạp, toàn cầu hóa, các quy trình công nghiệp phát triển nhanh chóng và khung pháp lý ngày càng mở rộng, Bureau Veritas hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm với đầy đủ các dịch vụ chứng nhận và giám định. Chứng nhận của chúng tôi cho phép khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cao nhất, tiếp cận thị trường quốc tế và đáp ứng các yêu cầu pháp lý của họ.


NGUỒN THAM KHẢO

[1]https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/food-safety for these 2 figures
[2]https://www.worldbank.org/en/news/press-release/2018/10/23/food-borne-illnesses-cost-us-110-billion-per-year-in-low-and-middle-income-countries
[3]https://www.efsa.europa.eu/en/topics/topic/monitoring-foodborne-diseases
[4]https://www.ecdc.europa.eu/en/news-events/increase-severe-food-borne-infections-reported-eueea-2022
[5]https://www.un.org/en/observances/food-safety-day/background
[6]https://www.who.int/campaigns/world-food-safety-day/2024
[7]https://www.who.int/campaigns/world-food-safety-day/2024
[8]https://safetyculture.com/fr/themes/gfsi/
[9]https://mygfsi.com/how-to-implement/certification/
[10]https://food.ec.europa.eu/horizontal-topics/general-food-law_en